Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Thói quen khi ăn uống tàn phá cơ thể hơn cả mắc ung thư




Thói quen khi ăn uống tàn phá cơ thể hơn cả mắc ung thư, cần tìm hiểu để tránh ngay kẻo hối chẳng kịp.

Nguy cơ béo phì

Các nhà khoa học tin rằng ăn nhanh làm ngừng tiết hormone mà có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Vì thế bạn sẽ ăn nhiều hơn mức cần thiết vì không có cảm giác no, không bảo vệ sức khỏe.
GS. Stephen Bloom, Đại học Imperial (London, Anh) cho biết: “Phát hiện này có nghĩa rằng những nhân viên văn phòng bận rộn có xu hướng ngồi ăn chốc lát nhanh chóng tại bàn làm việc góp phần vào đại dịch béo phì”.

Khó tiêu hóa

Ăn ngấu nghiến khiến lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hóa thức ăn, thói quen này tàn phá cơ thể. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Viêm đại tràng

Thức ăn dồn ào ào tới dạ dày như thác lũ, thật không dễ dàng gì để nó co bóp một lượng quá tải trong cùng một lúc. Dạ dày sẽ trương lên quá mức, nhu động trở nên chậm chạp và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ so với lượng thức ăn nạp vào. Sau đó, thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố làm hỏng dạ dày, tá tràng.

Ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe

Ăn chậm, nhai kỹ: Thay vì một người ăn 4 chén cơm mới cảm thấy no và đầy đủ năng lượng thì chỉ cần ăn 2 - 3 chén và nhai kỹ cũng có thể mang lại phần năng lượng tương tự. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc bớt cực nhọc hơn. Từ việc nhai kỹ thức ăn, chúng ta có thể tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng vẫn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Bạn nên ăn từ tốn và thưởng thức món ăn của mình. Đặt qua một bên báo chí, điện thoại và tắt tivi. Bạn cũng có thể thử một bài yoga được chứng minh là có tác dụng tăng cường sự chú tâm trước khi ăn: Hít thở trong khi đếm chậm tới 5, thở ra trong khi đếm chậm đến 5. Lặp lại từ 3 đến 5 lần trước khi ăn.

Để đạt hiệu quả cho việc ăn uống, chúng ta cần ăn những thức ăn ít nước để không nuốt thức ăn quá nhanh mà không kịp nhai kỹ, để nước bọt kịp tiết ra và phát huy khả năng kỳ diệu của nó. Chúng ta có thể uống nước canh sau khi đã ăn cơm xong thay vì đổ nước canh vào cơm.
Những thức ăn có nhiều nước như: hủ tiếu, phở, cháo, bún, bánh canh… chúng ta cần hạn chế, không nên ăn quá thường xuyên. Ngay cả khi bạn vội thì nhai kỹ một chút thức ăn vẫn đủ năng lượng và tốt hơn là ngốn thật nhiều thức ăn vào miệng trong một lúc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét